[Share] Ẩn Dụ, Hoán Dụ Là Gì? Ví Dụ Và Cách Phân Biệt Ẩn Dụ, Hoán Dụ
Ẩn dụ và hoán dụ là hai biện pháp tu từ phổ biến trong văn học, có nhiều điểm tương đồng và dễ gây nhầm lẫn với nhau. Vậy ẩn dụ là gì, hoán dụ là gì? Các hình thức ẩn dụ, hoán dụ và ví dụ về các biện pháp tu từ này như thế nào? Cùng Review Điện Thoại tìm hiểu thêm nhé!
Ẩn dụ là gì?
Ẩn dụ là gì?
Ẩn dụ là một trong những biện pháp tu từ dùng để gọi một sự vật, hiện tượng bằng cách gọi tên một sự vật, hiện tượng khác khi cả hai có những nét tương đồng với nhau.
Việc sử dụng phép ẩn dụ sẽ giúp việc biểu đạt của người nói thêm phần gợi cảm, gợi hình. Với bản chất giàu tính tượng hình, tượng thanh, ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa hàm súc, đẹp đẽ, làm lối diễn đạt trở nên bóng bẩy, trau chuốt.Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng phép ẩn dụ để biểu đạt hay trình bày một cách chính xác, đúng ngữ cảnh và ngữ nghĩa.
Xem thêm >> [1 Vạn Là Bao Nhiêu? 1 Vạn Tệ, 2 Vạn Tệ Là Bao Nhiêu Tiền Việt Nam?
Các hình thức ẩn dụ
Có 4 hình thức ẩn dụ thường gặp đó là:
- Ẩn dụ về hình thức ( sử dụng tương đồng về hình thức).
- Ẩn dụ cách thức (sử dụng tương đồng về cách thức).
- Ẩn dụ phẩm chất (sử dụng tương đồng về phẩm chất).
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác hoặc cảm nhận bằng giác quan khác).
Ví dụ về ẩn dụ
– Ẩn dụ về hình thức: là kiểu ẩn dụ mà người viết, người nói sử dụng những điểm tương đồng trên 2 sự vật, hiện tượng. Cách ẩn dụ này làm ẩn đi một phần ý nghĩa, ý nghĩa mà không phải ai cũng hiểu được.
Ví dụ:
“Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
Truyện Kiều – Nguyễn Du
Trong câu thơ này, “lửa lựu” là phép ẩn dụ mà Đại thi hào Nguyễn du đã sử dụng trong câu văn của mình. Hình ảnh “lửa lựu” dùng để biểu đạt cho hình ảnh hoa lựu đỏ rực. Hoa lựu qua câu văn của Nguyễn Du không chỉ được miêu tả chính xác màu sắc vốn có của mình mà còn được điểm xuyến, gợi lên một cảm giác những bông hoa lựu như những đốm lửa nhỏ lập loè trong đêm tối.Vừa gợi hình vừa gợi cảm.
– Ẩn dụ cách thức: là kiểu ẩn dụ có nhiều cách thể hiện một vấn đề. Thay vì diễn đạt một cách truyền thống, trực tiếp, người biểu đạt sẽ đa dạng hoá cách diễn đạt và trình bày vấn đề một cách có hàm ý.
Ví dụ: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Thay vì biểu đạt ý nghĩa trực tiếp như “khi hưởng thành quả lao động thì phải nhớ công lao của người tạo ra thành quả, người lao động tạo ra nó”. Thì sử dụng “ăn quả” thay cho “hưởng thành quả lao động” và “kẻ trồng cây” thay cho “người lao động tạo ra thành quả”.
– Ẩn dụ phẩm chất: là kiểu ẩn dụ sử dụng những nét tương đồng về phẩm chất, đặc điểm, đặc tính để thay thế sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác.
Ví dụ: trong hai câu thơ của tác giả Minh Huệ
“Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”.
Tác giả đã sử dụng hình ảnh “Người Cha” dùng để ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Người cha và Bác Hồ có những đặc điểm về phẩm chất, đặc điểm có những nét tương đồng với nhau. Người cha và Bác Hồ đều là những người có mái tóc bạc, có tình yêu thương, sự chu đáo và sự ân cần. Nếu như “người Cha” trong câu thơ của Minh Huệ thể hiện tình cảm yêu thương với người con của mình qua hình ảnh “đốt lửa”. Thì hình ảnh ẩn dụ trong câu thơ có thể hiểu đây chính là tính yêu thương, lo lắng của vị lãnh tụ vĩ đại nhất dành cho những người chiến sĩ của tổ quốc.
– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: là kiểu ẩn dụ miêu tả những đặc điểm, đặc tính của sự vật, hiện tượng được cảm nhận bằng giác quan này nhưng sử dụng từ ngữ để giác quan khác cảm nhận.
Ví dụ: “Trời hôm nay nắng giòn tan”.
Thay vì để người đọc cảm nhận sức nóng của thời tiết thị giác – nắng chói chang, qua xúc giác – nắng nóng chảy mồ hôi như cách miêu tả trời nắng bình thường thì người viết sử dụng “nắng giòn tan” – vị giác để miêu tả không khí trời nắng.
Đừng bỏ lỡ >> Xuất Sắc Có Nghĩa Là Gì? Xuất Sắc Hay Suất Sắc Mới Đúng Chính Tả
Hoán dụ là gì?
Hoán dụ là gì?
Hoán dụ là một biện pháp tu từ dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niêmk này bằng tên gọi của sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn, cho sự diễn đạt.
Ví dụ về các hình thức hoán dụ
– Lấy một bộ phận để gọi toàn thể. Đây là kiểu hoán dụ sử dụng một bộ phận cít chủ thể để thay thế cho toàn bộ chủ thể, như dùng tay, chân,…để chỉ cả cơ thể; dùng một mùa để thay thế cho cả năng hoặc dùng thành phần để chỉ tổng thể.
Ví dụ:
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.”
Hoàng Trung Thông
Trong câu thơ này, “bàn tay ta” được sử dụng để làm phép hoán dụ cho hình ảnh “người lao động”. Hình ảnh”bàn tay ta” là một bộ phận của cơ thể người lao động, nên có thể hiểu đây là phép hoán dụ lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
– Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. Đây là kiểu hoán dụ sử dụng một sự vật, hiện tượng có ý nghĩa, có tính bao quát hơnd dể nói về sự vật, hiện tượng được bao trùm trong đó.
Ví dụ:
“Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh.”
Trong câu thơ này, hình ảnh “trái đất” dùng để hoán dụ cho hình ảnh “nhân dân Việt Nam”.
– Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. Đây là kiểu hoán dụ dựa trên sự tương đồng, gần gũi giữa hai sự việc, hiện tượng.
Ví dụ:
“Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.”
Tố Hữu
Trong đoạn thơ này, “Huế” được sử dụng làm hình ản để hoán dụ cho “những người sống ở Huế”. Và hình ảnh “đổ máu” được sử dụng làm hình ảnh hoán dụ cho “chiến tranh”.
– Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. Đây là kiểu hoán dụ được dùng để gọi tên những sự vật, hiện tượng, khái niệm mơ hồ bằng những sự vật, hiện tượng, khái niệm sụ thể, dễ hiểu, dễ cảm nhận. Bằng cách này, người đọc, người nghe có thể cảm nhận và hiểu rõ hơn ý người viết, người nói.
Ví dụ:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Trong câu ca dao, hình ảnh “một” được dùng làm hình ảnh hoán dụ cho sự đoan lẻ, cá nhân riêng biết. Trong khi đó, “ba” được dùng làm hình ảnh hoán dụ cho sự đoàn kết.
Tiếp tục với >> Nội dung, Phân tích 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng chuẩn nhất
So sánh ẩn dụ và hoán dụ
Ẩn dụ và hoán dụ đều là những phép tu từ được sử dụng phổ biến trong cuộc sống sinh hoạt đến những câu chữ trong văn học. Ví sự phức tạp của tiếng Việt cũng như cách sử dụng giữa hai phép tu từ này khá tương đồng, vậy nên thường có nhầm lẫm giữa ẩn dụ và hoán dụ.
|
Ẩn dụ |
Hoán dụ |
Giống nhau |
– Đều gọi tên sự vật này dựa trên sự vật khác.
– Đều làm câu văn thêm nhiều sắc thái tính cảm, thêm hàm súc, gợi hình, gợi cảm. |
|
Khác nhau |
Ẩn dụ là phép tu từ dựa trên mối quan hệ tương đồng, giống nhau về: – Phẩm chất.
– Hình thức.
– Cách thức.
– Chuyển đổi cảm giác |
Hoán dụ là phép tu từ dựa trên mối quan hệ tương cận, gần gũi:
– Bộ phận với toàn thể. – Vật chứa đựng với vật bị chứa đựng. – Cái cụ thể vối cái trừu tượng. – Dấu hiệu của sự vật và sự vật. |