[Share] Biện Pháp Tu Từ Ẩn Dụ Là Gì? 5 Ví Dụ Về Ẩn Dụ Trong Lời Nói Hàng Ngày
Biện pháp tu từ ẩn dụ là một trong những biện pháp tu từ quan trọng trong giáo trình học tập của các bạn học sinh cấp 1. Vậy biện pháp tu từ ẩn dụ là gì? Cùng Review Điện Thoại ôn lại nhé! Có mấy hình thức ẩn dụ? Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ? Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ ẩn dụ và thêm một số ví dụ nhé!
Xem thêm >> 1 Vạn Là Bao Nhiêu? 1 Vạn Tệ, 2 Vạn Tệ Là Bao Nhiêu Tiền Việt Nam?
Biện pháp tu từ ẩn dụ
Biện pháp tu từ ẩn dụ là một trong nhũng biện pháp tu từ được dùng để gọi một sự vật, hiện tượng bằng cách gọi tên một sự vật, hiện tượng khác khi chúng có những nét tương đồng với nhau.
Nếu như quá khó hiểu, Review Điện Thoại sẽ giải thích đon giản bằng 1 ví dụ như sau:
“Anh ta là ánh sáng của đời tôi”, từ “ánh sáng” được sử dụng để ám chỉ một người quan trọng hoặc ý nghĩa đặc biệt trong cuộc đời của người nói. Trong trường hợp này, từ “ánh sáng” được sử dụng như một biện pháp tu từ ẩn dụ để thể hiện tình cảm, cảm xúc hoặc giá trị đặc biệt của người đó đối với người nói.
Thay vì nói “Anh ta là một người rất quan trọng trong đời tôi”, các bạn có thể sử dụng “Anh ta là ánh sáng của đời tôi”. Tạo nên một câu văn thể hiện cảm xúc của người nói, người viết, thể hiện miêu tả, sự tưởng tượng độc đáo của họ.
Đây chỉ là một ví dụ cơ bản nhất giúp các bạn dễ hiểu về ẩn dụ. Trong văn học hay trong quá trình học tập trên trường, biện pháp tu từ ẩn dụ phức tạp hơn. Biện pháp tu từ này được chia làm 4 hình thức ẩn dụ thường gặp đó là:
Những nét tương đồng ở đây có thể là những nét tuong đồng về tính chất, trạng thái, màu sắc….. Việc này nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo sức hút và độc đáo cho câu văn diễn đạt.
- Ẩn dụ về hình thức ( sử dụng tương đồng về hình thức).
- Ẩn dụ cách thức (sử dụng tương đồng về cách thức).
- Ẩn dụ phẩm chất (sử dụng tương đồng về phẩm chất).
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác hoặc cảm nhận bằng giác quan khác).
Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ
Biện pháp tu từ ẩn dụ có tác dụng tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn cho người đọc hoặc người nghe. Bằng cách ám chỉ, so sánh, hoặc nhắc đến một sự vật, hiện tượng, tình huống khác có liên quan, ẩn dụ giúp người đọc hoặc người nghe hiểu được một ý hay một khái niệm một cách sâu sắc, mặc dù không được trực tiếp diễn tả.
Ngoài ra, biện pháp tu từ còn có những tác dụng sau:
- Tăng sức gợi hình: Khi sử dụng ẩn dụ, tác giả tạo ra một hình ảnh trong đầu người đọc, giúp người đọc tưởng tượng và cảm nhận được tình huống, tính cách của nhân vật, hay một khái niệm trừu tượng.
- Tăng sức gợi cảm: Sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ giúp tác giả tạo ra một văn bản độc đáo, mang những nét đặc biệt. Tạo nên một câu văn thể hiện cảm xúc của người nói, người viết, thể hiện miêu tả, sự tưởng tượng độc đáo của họ.
Share >> 1 Hải lý bằng bao nhiêu km, cây số? 1 km bằng bao nhiêu cm, m, dmm
Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ ẩn dụ
Để phân nhận biết một câu văn có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ hay không thì cách đơn giản nhất là chúng ta phải hiểu, phải nắm bắt được khái niệm về biện pháp tư từ. Khi đã hiểu rồi thì phân biệt rất dế. Ngoài ra, có thể dựa vào khái niệm của 4 hình thức phân chia loại biện pháp từ từ phía trên thì vẫn có thể nhận biết được biện pháp từ từ ẩn dụ. Nhưng cách này sẽ phức tạp và khó hơn.
Ví dụ: “Trời hôm nay nắng giòn tan”.
Trong câu này, tác giả lại miêu tả nắng với “giòn tan”, đây không phải là tính từ miêu tả nắng, mà là dùng để miêu tả tính chất của đồ ăn, của vị giác. Tác giả đã sử dụng cách thức miêu tả dành cho vị giác để miêu tả ánh nắng.
Giòn tan mô tả trạng thái chế biến thực phẩm chế biến ở một nhiệt độ cực cao. Vậy nên, thay vì nói nắng chói chang, nắng qua xúc giác, tác giả sử dụng nắng giòn tan, nắng qua vị giác để miêu tả cái nắng. Không những không làm mất ý “trời rất nắng” mà còn làm câu văn thêm đặc biệt, độc đáo.
Và đây là hình thức ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Bên cạnh ẩn dụ, chúng ta còn có hoán dụ. Đây cũng là một trong những biện pháp tư từ dế gây nhầm lẫn cho người học.
Ẩn dụ |
Hoán dụ |
|
Giống nhau |
– Đều gọi tên sự vật này dựa trên sự vật khác.
– Đều làm câu văn thêm nhiều sắc thái tính cảm, thêm hàm súc, gợi hình, gợi cảm. |
|
Khác nhau |
Ẩn dụ là phép tu từ dựa trên mối quan hệ tương đồng, giống nhau về: – Phẩm chất.
– Hình thức.
– Cách thức.
– Chuyển đổi cảm giác |
Hoán dụ là phép tu từ dựa trên mối quan hệ tương cận, gần gũi: – Bộ phận với toàn thể. – Vật chứa đựng với vật bị chứa đựng. – Cái cụ thể vối cái trừu tượng. – Dấu hiệu của sự vật và sự vật. |
5 Ví dụ về ẩn dụ trong lời nói hàng ngày
- Ẩn dụ về hình thức ( sử dụng tương đồng về hình thức).
“Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
Truyện Kiều – Nguyễn Du.
Trong câu này hình ảnh “lửa lựu” được sử dụng để làm hình ẩn dụ cho hình ảnh hoa lựu đỏ rực. Điều này không chỉ miêu tả chính xác nhất màu sắc vốn có của hoa lựu mà còn làm câu văn thêm gợi hình, gợi cảm.
“ Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.”
Hình ảnh “lửa hồng” tiếp tục được sử dụng làm hình ẩn ẩn dụ cho hoa dâm bụt.
- Ẩn dụ cách thức (sử dụng tương đồng về cách thức).
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Hình ảnh “ăn quả” thay cho “hưởng thành quả lao động” và “kẻ trồng cây” thay cho “người lao động tạo ra thành quả”.
- Ẩn dụ phẩm chất (sử dụng tương đồng về phẩm chất).
“Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”.
Minh Huệ
Hình ảnh “người Cha” được sử dụng để làm hình ảnh ẩn dụ cho Bác Hồ. Với từ Cha viết hoa và “người cha” và Bác đều là những người có mái tóc bạc, có tình yêu thương, sự chu đáo và sự ân cần.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác hoặc cảm nhận bằng giác quan khác).
“Trời hôm nay nắng giòn tan”.
Xem thêm >> Nội dung, Phân tích 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng chuẩn nhất