Mâm Cơm Cúng Đầy Tháng Cho Bé Cần Gì? Văn Khấn Cúng Đầy Tháng Đơn Giản Cho Bé Trai Bé Gái
Ngày đầy tháng của em bé là một trong những ngày trọng đại, không chỉ là nghi thức cảm tạ trời đất, các bậc thần thánh hình thành và đem em bé đến thế giới này mà còn là nghi lễ cầu mong sự khoẻ mạnh, hạnh phúc cho bé. Cùng Review Điện Thoại tìm hiểu xem mâm cơm cúng đầy tháng cho bé cần những gì? Văn khấn cúng đầy tháng cho cả bé trai và bé gái ra sao?
Tiếp tục với >> Mâm Cúng Giỗ Cha Mẹ Cần Những Gì? Bài Văn Khấn Cúng Giỗ Cha Mẹ Hàng Năm
Ý nghĩa văn khấn cúng đầy tháng
Văn cúng đầy tháng là một nghi lễ quan trọng cho bé khi được một tháng tuổi. Với hy vọng em bé sẽ lớn lên khoẻ mạnh và đón nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Qua lời kể của ông cha, theo quan niệm xa xưa để lại, thì việc cúng đầy tháng của các bé là nghi thức để tạ ơn công lao của 12 Bà Mụ, Đức Ông và 3 Đức Thầy đã tạo ra hình hài của bé, đưa các bé đến thế giới này. Lễ cúng là một nghi thức tạ ơn cũng là một nghi thức cầu mong, khẩn xin các ngài sẽ tiếp tục che chở, bảo vệ cho bé.
Ngoài ra, theo một số vùng miền, lễ cúng đầy tháng cho bé cũng là nghi lễ tạ ơn trời đất, thiên địa đã tạo ra bé và đưa bé đến thế giới này.
Lễ cúng đầy tháng còn là thời điểm, là lễ ra mắt bé với anh chị em họ hàng, với những người thân, người bạn của gia đình. Là dịp sum họp, chúc mừng một sự kiện đáng nhớ.
Cách tính ngày, giờ cúng đầy tháng cho các bé
Bình thường khi cúng bái, mọi người có thể tra ngày đẹp, giờ đẹp phù hợp với tuổi bé nhanh nhất là thông qua Lịch vạn sự hay những sách cúng khác. Bên cạnh đấy, các bố các mẹ cũng có thể tham khảo những lưu ý sau:
Ngày cúng: ngày cúng đầy tháng đa phần là ngày âm. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều nơi, địa phương chọn ngày dương làm lễ cho bé. Tuỳ theo truyền thống, phong tục mà các bố, mẹ có thể lựa chọn cho bé.
Giờ cúng: nên lưu ý chọn giờ đẹp, phù hợp với ngày sinh, tuổi sinh của bé. Và ngày sinh thì nên tính âm lịch.
Thời điểm: nên cúng vào sáng sớm hoặc chiều muộn vì đây là thời gian trời đất giao thoa, thể hiện sự hoà hợp, tốt đẹp.
Xem thêm >> Tháng 12 Dương Lịch, Âm Lịch Có Bao Nhiêu Ngày? Lịch Âm Có Ngày 31 Tháng 12 Không?
Mâm cơm cúng đầy tháng cho các bé
Tuỳ vào vùng miền, kế hoạch của gia đình mà mâm cơm cúng của các bé sẽ là cỗ chay hoặc mặn, có thể có nhiều hoạc ít món. Nhiều nơi, nhiều gia đình cẩn thận còn làm riêng mâm cúng cho 12 bà mụn và Đức Ông riêng.
Một số vật phẩm thường có trong mâm cúng đầy tháng bé gái, bé trai là:
- 1 bộ hương nến.
- 15 cây đèn cầy.
- 1 phần muối trắng.
- 1 phần gạo tẻ.
- 12 chén rượu.
- 12 chén nước lọc.
- 12 đĩa xôi nhỏ và 1 đĩa xôi lớn.
- 12 bát chè trôi nước.
- 12 đĩa bánh kẹo.
- 13 phần trầu cau.
- Mâm ngũ quả.
- Hoa cúng (nên chọn hoa tươi mang ý nghĩa tốt lành, tươi mới)
- Tiền vàng mã.
- Thịt lợn.
- Giấy cúng: Gồm mâm hài và đồ cho Bà Mụ, Bà Chúa.
Khi sắp xếp mâm cúng, các bố các mẹ cũng nên chú ý một số điểm sau:
Sắp xếp mâm ngũ quả và bình hoa theo nguyên tắc “Đông bình, Tây quả” (Bình hoa hướng đông, mâm quả hướng tây). Nên đạt mâm cúng cân xứng.
Sắp xếp mâm Đức Ông và mâm 12 Bà mụ riêng, 2 mâm cúng này cách nhau khoảng 10 phân. Trong đó:
- Mâm Đức Ông: 3 báo cháo, thịt quay, 1 con gà luộc chéo cánh, mâm ngũ quả và bình hoa.
- Mâm 12 bà mụ: xôi, chè (mỗi thứ 12 đĩa và 1 đĩa lớn hơn), 1 mâm ngũ quả, 1 con gà trống luộc, 1 bộ tam sên, 1 bình hoa tươi, nhang đèn, trầu cau, bánh kẹo đóng gói hoặc bánh hỏi, 1 bộ đồ hình thế (ghi đầy đủ tên bé, ngày tháng năm sinh).
Xem thêm >> Sinh Năm 1986 Bính Dần Hợp Mệnh Gì? Hợp Tuổi Nào? Hợp Màu Gì
Bài văn cúng đầy tháng cho bé gái, bé trai đơn giản
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát!
Chúng con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa
Chúng con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
Chúng con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa
Chúng con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay, là ngày ….. tháng ….. năm …… là ngày lành tháng tốt
Vợ chồng chúng con gồm có …………………………………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là …………………………
Chúng con đang ngụ tại ……………………………………………………………………………………………………..
Hôm nay, nhân ngày đầy tháng cho bé chúng con thành tâm sắm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ các chư vị Tôn thần kính cẩn chúng con tâu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên ………………………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.
Chúng con thành tâm cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , các ngài phù hộ độ trì, các ngài vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Sự khác biệt trong lễ cúng đầy tháng cho các bé các vùng miền
Tuỳ theo văn hoá vùng miền, các vật phẩm và nghi thức sẽ khác nhau. Lễ cúng, văn cúng đầy tháng của các bé gái, bé trai miền Bắc, miền Trung hay miền Nam ít nhiều sẽ có điểm khác nhau. Cụ thể:
- Xôi cúng: Miền Bắc thường chọn xôi vò, trong khi đó miền Trung sẽ chọn xôi đậu xanh và miền Nam thường chọn xôi gấc.
- Bộ tam sên: miền Bắc sẽ được luộc chín, miền Trung và miền Nam thường để sống.
- Lễ mặn: miền Bắc và miền Trung thường chọn gà trống. Một vài nơi miền Trung dùng gà mái hay miền Nam chọn thịt quay, vịt hoặc gà luộc thay thế.